Trang chủ Tin tức
2016-03-29 21:52:13

Quy trình trồng và chăm sóc cây gừng gió

KỸ THUẬT TRỒNG  VÀ CHĂM SÓC CÂY GỪNG GÍO

(Zingiber Zerumbet)

 

* Đặc điểm hình thái

Gừng gió (Zingiber Zerumbet) được gây trồng, củ dùng làm dược liệu.

Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan riềng dại, gừng giềng…

Cây cao từ 1 mét đến 1,3 mét. Thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu trắng và đắng. Lá mọc so le không cuống mặt trên nhặt, mặt dưới có lông rải rác mép lá uốn lượn. Cụm hoa hình trứng mọc thẳng từ thân rễ (sau khi lá mọc) thường có màu lục, khi già màu hồng đỏ, đài và tràng màu trắng, cánh môi màu vàng nhạt. Quả mang hình bầu dục, hạt màu đen, có áo hạt mềm, màu trắng. Mùa hoa và quả vào tháng 5,6.

* Đặc điểm sinh thái.

Là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, nơi đất ẩm ướt, mát ở bìa rừng hay dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.

* Công dụng, giá trị

Trong gừng gió có nhiều tinh dầu, dầu béo và nhựa. Tinh dầu có 13% các monoterpen và nhiều sesquiterpen, trong đó humulen chiếm 27%, monocylic sesquiterpen xeton, zerumbon 37,5%. Các monoterpen gồm pinen, camphen, limonen, cineol và campho. 

Gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy.

III.  Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1, Chọn đất trồng gừng gió

Cây gừng gió cần đất tương đối tốt, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất mùn rừng hay đất đồi + xơ dừa+trấu hun (1:1:0,5)  không ưa đất cát và đất sét. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm

3. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng gừng gió từ tháng 1 âm lịch đến tháng 3 âm lịch khi có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.

2. Chọn giống và chuẩn bị giống trước khi trồng

- Chọn giống: giống nuôi cấy mô

- Chuẩn bị giống: Chọn cây khỏe, sạch bệnh, đủ rễ, thân, lá có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh sau khi trồng.

3.Chuẩn bị đất.

 Đất trồng cần dọn sạch, đất đập nhỏ thật tơi xốp, sau đó trộn với các chất trồng nêu trên trải lên mặt luống

4. Mật độ trồng. Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40cm, luống cách luống khoảng 50cm, bề ruộng luống 1-2m.

5. kỹ thuật trồng. Sau khi đào hố ta tiến hành trồng đặt giống sâu 3-5 cm lấy đất mịn phủ lên rồi ấn nhẹ tay.

6. Phân bón. Phân bón sử dụng cho 1ha  trồng gừng cần 20 tấn phân chuồng và1- 1,5 tấn vôi bột; 110N - 30 P2O5 - 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:

- Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân;

- Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân

+ Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

7. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho gừng

- Chăm sóc: Trồng dưới tán rừng hoặc ngoài trời nhưng cần có lưới che. Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn.  Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.

- Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.

- Bón thúc: chia làm 4 đợt

+ Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

+ Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.

8. phòng trừ sâu bệnh hại

8.1 .Sâu hại

 Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.

 

8.2.Bệnh hại

- Bệnh cháy lá

            Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin,

- Bệnh thối củ

+ Thối xanh

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc.

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide... Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.

+ Thối vàng

Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng.

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ