Trang chủ Tin tức
2023-08-30 00:00:00

Nghiên cứu nhân giống cây Bách Bộ

Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) thuộc họ Stemonaceae nằm trong chi Stemona. Bách bộ là loài cây leo thân gỗ lâu năm có rễ dạng củ mọc thành chùm có tác dụng quan trọng trong y học. 

Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) thuộc họ Stemonaceae nằm trong chi Stemona. Bách bộ là loài cây leo thân gỗ lâu năm có rễ dạng củ mọc thành chùm có tác dụng quan trọng trong y học. 

Đây là một cây thuốc quý, thành phần giàu alkaloid, trong đó có những loại quan trọng như: croomine, stemonimine, tuberostemonine, neotuberostemonine và 2 dẫn xuất của 3,4-dehydrotocopherol [2] có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, kháng khuẩn, chống virus, nấm [6] và 1 số côn trùng có hại [4]. Ở Trung Quốc, chất chiết xuất từ củ Bách bộ được dùng để điều trị nhiều loại bệnh bao gồm viêm phế quản, ho gà và bệnh lao [5]. Ở Bangladesh, rễ củ và lá của cây Bách bộ được người dân bộ lạc Chittagong Hill Tracts (CHT) sử dụng để điều trị giun đường ruột, ho và rối loạn tâm thần [1]. Cây Bách bộ có khả năng tái sinh chồi từ gốc nhưng hệ số nhân chồi khá thấp [7],[8]. Do sự phong phú trong công dụng và sự tàn phá bừa bãi thảm thực vật rừng và việc sử dụng quy mô lớn cho mục đích y học, loài thực vật quan trọng này đang trở nên hiếm hoi trong môi trường sống tự nhiên [3]. Nhờ công dụng làm thuốc thiết yếu nên công tác nhân giống Bách bộ đã và đang rất được chú ý. Do đó, cần có những giải pháp hiệu quả nhằm phát triển và phục hồi loài này một cách hiệu quả.

Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững– Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân giống Bách bộ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này. Nhân giống  in vitro ạo ra số lượng cây giống sạch bệnh, chất lượng tốt, độ đồng đều cao, giữ được đặc tính ưu việt của cây mẹ và đặc biệt hệ số nhân lớn đáp ứng được nhu cầu sản xuất số lượng lớn.

Tạo đa chồi invitro cây Bách bộ

Chồi bách bộ hũu hiệu

Cây bách bộ hoàn chỉnh

Tài liêu tham khảo

1. Biswas, A., Bari, M. A., Roy, M., & Bhadra, S. K. (2011). In vitro propagation of Stemona tuberosa Lour.  A rare medicinal plant through high frequency shoot multiplication using nodal explants. Plant Tissue Culture and Biotechnology, 21(2), 151-159.

2. G. Chen, et al. (2017), “Morphological and chemical variation of Stemona tuberosa from southern China - Evidence for heterogeneity of this medicinal plant species”, Plant Biol. (Stuttg), 19, pp.835-842.

3. G. Chen, et al. (2018), “Conserving threatened widespread species: a case study using a traditional medicinal plant in Asia”, Biodiversity and Conservation, 28, pp.213-227.

 4. H. Greger (2006), “Structural relationships, distribution and biological activities of stemona alkaloids”, Planta Med., 72, pp.99-113.

5. Jacobi PA and Lee K (1997) Total synthesis of (±) Stemoamide. J. Am. Chem. Soc. 119: 3409‐3410.

6. L.G. Lin, et al. (2008), “Antibacterial stilbenoids from the roots of Stemona tuberosa”, Phytochemistry, 69, pp.457-463.

7. Lê Hùng Tiến (2017), Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống hữ tính Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) tại Thanh Hóa, Báo cáo kết quả đề tài cấp cơ sở, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung bộ, Viện Dược Liệu.

8. Phạm Thị Lý (2014), Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống Bách bộ (Stemona tuberosa Lour.) tại Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung bộ, Báo cáo kết quả đề tài cấp cơ sở, Trung tâm Nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung bộ, Viện Dược Liệu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ