Trang chủ Tin tức
2023-09-25 00:00:00

Nghiên cứu nhân giống cây Địa liền

Cây Địa liền hay còn gọi là cây Thiền liền, cây Sa khương có tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ gừng Zingiberaceae được sử dụng như một loại thuốc trong y học cổ truyền. Theo Đông y, vị thuốc Địa liền có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ đờm, tán hàn, tiêu thực và trừ, bạt khí độc.

 

      Cây Địa liền hay còn gọi là cây Thiền liền, cây Sa khương có tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ gừng Zingiberaceae được sử dụng như một loại thuốc trong y học cổ truyền. Theo Đông y, vị thuốc Địa liền có vị cay, tính ấm có tác dụng làm ấm tỳ vị, giảm đau, hành khí, trừ đờm, tán hàn, tiêu thực và trừ, bạt khí độc (Đỗ Huy Bích & cs., 2004) [2]. Địa liền phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và Trung Quốc (Kumar, 2020) [4]. Trong thân và rễ cây Địa liền chứa nhiều tinh dầu, một hợp chất bay hơi, được sử dụng để làm gia vị, đồ uống và trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Sản phẩm cao chiết thân và rễ Địa liền chứa ethyl-p-methoxycinnamate, ethyl cinnamate, 3-carene, camphene, borneol, cineol, kaempferol và kaempferide được báo cáo có các đặc tính sinh học như kháng khuẩn, kháng vi sinh, kháng ung thư và có các hoạt tính dược lý như giảm căng mạch máu, chống viêm, giảm đau, hạ sốt (Shetu & cs., 2018; Yao & cs., 2018; Kumar, 2020) [4,6,8]. Giá trị của cây Địa liền đã được đông y và y dược hiện đại chứng minh và sử dụng. Chính vì thế, trên thế giới cũng như trong nước, Địa Liền được đánh giá là cây dược liệu quý và có giá trị kinh tế cao.

    Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện nghiên cứu khảo sát nhân giống in vitro cho mẫu củ của cây Địa liền (Kaempferia galanga L.). Kết quả bước đầu chỉ ra vào mẫu chồi mầm khử trùng bằng dung dịch NaClO 1% trong thời gian 3 phút kết hợp 10 phút Javen 15%, ngâm 30 phút trong Cefotaxim 10% và nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy khởi đầu MS cho tỷ lệ mẫu sạch bật chồi 93,33% sau 4 tuần. Môi trường có 1,5 mg/L BAP kết hợp 0,2 mg/L NAA cho hệ số nhân chồi đạt 5,50 chồi/mẫu, trung bình 3,97 rễ/chồi và chiều cao trung bình là 5,54 cm. Chồi in vitro có thân lá và rễ phát triển tốt. Cây mầm mô được nuôi trồng ở nhà kính với công thức giá thể: thể là Đất + xơ dừa + phân chuồng hoai (7:2:1)  có tỷ lệ sống đạt 96%. Kết quả bước đầu này có thể ứng dụng góp phần bảo tồn và phát triển loài này từ phương pháp nhân giống in vitro.

         

Chồi Địa liền sau khi bổ sung hàm lượng 0,2 mg/L NAA   

    

Chồi Địa liền đủ tiêu chuẩn ra ngôi

Cây Địa liền in vitro trồng tại vườn ươm sau 5 tuần

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chithra M., Martin K.P., Sunandakumari C. & Madhusoodanan P. V. (2005). Protocol for rapid propagation, and to overcome delayed rhizome formation in field established in vitro derived plantlets of Kaempferia galanga L. Scientia Horticulturae. 104(1): 113-120.

2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Kim Mãn & Đoàn Thị Nhu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (1). Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. tr. 782-785.

3. Đinh Trường Sơn, Chu Đình Thực, Trần Văn Hải1, Phạm Hồng Hiển, Phạm Thị Thu Hằng, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lâm Hải, Đặng Thị Thanh Tâm (2021). Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng trong nhân giống in vitro cây Địa liền (Kaempferia galanga L.). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2021, Vol. 19, No. 8: 1084-1090.

4. Kumar A. (2020). Phytochemistry, pharmacological activities and uses of traditional medicinal plant Kaempferia galanga L. – An overview. Journal of Ethnopharmacology. 253: 112667.

5. Parida R., Mohanty S., Kuanar D. & Nayak S. (2010). Rapid multiplication and in vitro production of leaf biomass in Kaempferia galanga through tissue culture. Electronic Journal of Biotechnology. 13.

6. Shetu H., Trisha K., Sikta S., Anwar R., Rashed S.S., Rashed B. & Dash P. (2018). Pharmacological importance of Kaempferia galanga (Zingiberaceae): A mini review International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences. 3: 32-39.

7. Shirin F., Kumar S. & Mishra Y. (2000). In vitro plantlet production system for Kaempferia galanga, a rare Indian medicinal herb. Plant Cell, Tissue and Organ Culture. 63(3): 193-197.

8. Yao F., Huang Y., Wang Y. & He X. (2018). Antiinflammatory diarylheptanoids and phenolics from the rhizomes of kencur (Kaempferia galanga L.). Industrial Crops and Products. 125: 454-461.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lượt truy cập: 37930071

Đang online: 2856

Ngày hôm qua: 18746

Phụ trách kỹ thuật: 0987. 008. 333

online

Chào mừng bạn đến với hệ thống trả lời hỗ trợ trực tuyến.
Để liên hệ với các bộ phận xin vui lòng điền đầy đủ vào mẫu kết nối

Họ và tên


Địa chỉ Email


Yêu cầu hỗ trợ